Gần như không có ánh sáng trong căn nhà bán ngầm của anh Oh kee-cheol, đến nỗi một cái cây nhỏ anh trồng cũng héo rũ. Mọi người có thể ngó vào căn hộ của anh qua cửa sổ. Bọn thiếu niên thường tụ tập bên ngoài (hay bên trên) ngôi nhà để hút thuốc và khạc nhổ.
Mùa hè, Oh phải chịu đựng môi trường ẩm thấp, và mùi nấm mốc bắt đầu bao phủ nghèn nghẹt khắp nơi.
Phòng tắm bé như lỗ mũi, không có bồn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog rửa mặt và chỉ cao hơn mặt sàn khoảng nửa mét. Trần của nó thấp đến nỗi Oh phải dang rộng chân, vì nếu đứng thẳng, anh sẽ "đội" nóc nhà mất!
Những căn nhà bán ngầm ngoài đời thực cũng có "mùi nghèo khổ" đặc trưng
"Khi mới dọn đến, tôi bị bầm tím vì đập vào chỗ này chỗ kia, tay trày xước khi cọ xát với tường bê tông"
- Oh cho biết. Anh hiện 31 tuổi, làm việc trong ngành logistics.
Nhưng giờ Oh đã quen với căn nhà. "Tôi biết tất cả chỗ lồi lõm và nơi nào ánh sáng chiếu tới".
Căn hộ bán ngầm của Oh kee-cheol - nơi anh có quá ít không gian riêng tư để cảm thấy thoải mái.
Parasite (Ký sinh trùng) là bộ phim thành công vang dội của đạo diễn Bong Joon-ho, kể câu chuyện cảm động và nghẹt thở giữa những người dường như có-tất-cả với những người chẳng-có-gì.
Mâu thuẫn giữa gia đình Park thượng lưu và nhà Kim nghèo khó thể hiện rõ qua nơi sinh sống của họ. Một bên ngự trong tòa biệt thự trên ngọn đồi nhìn xuống Seoul; một bên tá túc dưới căn nhà hôi hám ở vùng trũng thủ đô.
Trên thực tế, nhà bán ngầm hay banjiha là nơi hàng ngàn người trẻ hạ cánh sau những hành trình kiệt quệ tìm nơi trú ẩn chốn thị thành. Dẫu vậy, họ vẫn làm việc chăm chỉ và mơ về một tương lai tươi sáng hơn.
Oh kee-cheol (phải) mô phỏng một phân cảnh đắt giá trong "Ký sinh trùng" (Ảnh: CJENM/BBC)
Hơn nữa, banjiha không chỉ là một nét chấm phá đầy nhạo báng vào hệ thống kiến trúc hiện đại của Seoul mà còn mang theo dấu tích lịch sử. Vào thập niên 70 khi Hàn Quốc trải qua nhiều bất ổn, căng thẳng chính trị leo thang với Bắc Triều; chính phủ đã yêu cầu xây dựng các căn hầm đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Ban đầu những căn banjiha như vậy không được phép cho thuê. Nhưng trải qua cuộc khủng hoảng nhà đất vào thập niên 80, chính phủ đã chấp nhận cho người dân dọn vào sinh sống.
Năm 2018, Liên hợp quốc nhận thấy mặc dù là nền kinh tế lớn 11 thế giới, Hàn Quốc thiếu nghiêm trọng những ngôi nhà có giá cả phải chăng. Đó là một rào cản rất lớn trong xã hội, nhất là đối với người trẻ tuổi không có xuất thân khá giả. Trong suốt thập kỉ qua, tầng lớp lao động dưới 35 tuổi đã phải "hi sinh" đến 50% thu nhập để thuê trọ.
Trong bối cảnh đó, các căn nhà bán ngầm là một sự lựa chọn khả dĩ. Nó có giá thuê khoảng 540.000 Won/tháng (~10,6 triệu đồng) trong khi thu nhập bình quân của độ tuổi ngoài 20 vào khoảng 2 triệu Won/tháng (~39,3 triệu đồng).
Không gian rộng rãi, thoáng đãng là một đặc quyền xa xỉ ở Seoul.
Dĩ nhiên, hầu hết cư dân banjiha sẽ phải chịu đựng cái nhìn khinh rẻ, kì thị của một bộ phận đáng kể người Hàn Quốc.
"Nói thật là tôi thấy ổn với căn hộ của mình"
- Oh kee-cheol cho biết.
"Tôi chọn nơi này để tiết kiệm tiền, mà thực tế là cũng dành dụm được khá lắm. Dù vậy, tôi không thể khiến người khác ngừng thương hại cho mình".
"Ở Hàn Quốc, mọi người nghĩ mua nhà đẹp, xe xịn là điều vô cùng quan trọng. Nơi tôi sống sẽ định nghĩa con người tôi, mà banjiha đồng nghĩa với nghèo khổ" - Oh chiêm nghiệm.
Cuộc vật lộn tìm nhà ở đã đẩy nhiều người trẻ Seoul xuống dưới các căn hộ banjiha. Nhưng tại đây, họ vẫn ôm giấc mơ về một ngày được tắm trong ánh mặt trời rực rỡ.
Ở đoạn giữa Ký sinh trùng, khi nhà Kim nỗ lực "bòn rút" túi tiền nhà Park, tầng lớp thượng lưu đã đánh hơi được mùi nghèo khổ xung quanh họ. Nhưng khi người bố nghèo Kim Ki-taek bàn cách tống khứ mùi ấy đi, con gái của ông chỉ lạnh lùng đáp: " Đó là mùi của căn nhà này, nó sẽ không biến mất trừ khi chúng ta rời đi".
Chi tiết này gây ám ảnh với mọi khán giả nhưng đặc biệt khó chịu với Park Yong-jun, nhiếp ảnh gia 26 tuổi, cũng đang sống trong một căn hộ banjiha. Anh chọn nơi này vì giá dễ chịu và không gian trống trải.
Tuy nhiên anh bắt đầu ngửi được rõ hơn mùi nghèo khổ sau khi xem phim. "Tôi không muốn mình bốc mùi như gia đình nhà Kim " - Park Yong-jun bày tỏ.
Mùa hè vừa rồi, Park đã đốt hương rồi bật máy hút ẩm suốt cả ngày đêm. "Tôi không muốn người ta tội nghiệp cho mình vì sống lưng chừng dưới mặt đất" - anh nói.
Dưới những căn nhà trọ tăm tối nhất Seoul, những người trẻ luôn mơ về ngày mai tươi sáng
Sau một thời gian cư ngụ trong banjiha, Park và bạn gái Shim Min đã làm vlog kể về quá trình thay đổi diện mạo căn hộ. Sau nhiều tháng, họ hạnh phúc với không gian sống mới.
"Khi bố mẹ thấy căn hộ của tôi lần đầu tiên, họ tuyệt vọng lắm. Người thuê trước là một tay hút thuốc hạng nặng nên mẹ tôi không thể chịu được mùi khói ám"
- Park kể.
Shim Min là một YouTuber 24 tuổi, ban đầu cũng phản đối gay gắt khi bạn trai muốn dọn vào căn hộ banjiha cho tiết kiệm. "Tôi có định kiến với banjiha. Nó có vẻ không an toàn, gợi nhớ về các góc khuất tăm tối của thành phố. Tôi sinh ra và lớn lên trong một cao ốc chung cư, nên rất lo cho nơi ở của bạn trai mình".
Nhưng sau khi họ cùng bắt tay cải thiện căn hộ, nó đã có vẻ sáng sủa, hiện đại hơn rõ rệt. Nhiều dân mạng đã dành lời khen cho cặp đôi Park và Shim trên YouTube.
Căn hộ banjiha của cặp đôi Park - Shim sau khi đã cải tổ.
"Chúng tôi yêu căn hộ của mình và tự hào với công sức bỏ ra" - Shim nói. Nhưng cô không có ý định nương náu ở đây suốt cả đời. "Chúng tôi dự định sẽ sớm chuyển lên trên mặt đất".
Đấy cũng là dự định chung đối với những người trẻ đã dành dụm đủ tiền và chán cảnh sống lặng lẽ bên dưới thủ đô. Ví dụ như nhân viên logistics Oh kee-cheol, anh đã chắt chiu đủ để mua một căn hộ chuẩn mực.
Hầu hết người trẻ đều nuôi ước mơ, và Oh tin rằng việc sống dưới căn nhà bán ngầm đã khiến anh phấn đấu cho giấc mơ của mình nhiều hơn. Điều phiền não nhất đến hiện tại chỉ là: "Chú mèo của tôi, April, không thể tắm nắng bên cửa sổ".
Khi Oh kee-cheol quyết định sống tiếp trong căn hộ banjiha để tiết kiệm cho tương lai, anh chỉ canh cánh một điều: "Chú mèo của tôi, April, vẫn chưa thể tắm nắng bên cửa sổ".
(Nguồn, ảnh: BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét