Tống Dương, 24 tuổi, là quân nhân đã xuất ngũ. Anh sống cùng bạn gái ở quận Kiều Khẩu, thành phố Vũ Hán. Đến gần Tết nguyên đán thì bạn gái có triệu chứng cảm, xét nghiệm cho thấy bị viêm phổi nhưng không phải do Covid-19. Dù vậy, cô gái vẫn được nhập viện, nằm lại khu vực cách ly để theo dõi.
Khi tình hình của người yêu khá hơn, Tống Dương đã trở về quê ở Giang Tô đoàn tụ với gia đình , cách Vũ Hán hơn 700 km. Đúng lúc đó , các thông tin về dịch bệnh đáng sợ ở tỉnh Hồ Bắc bắt đầu được truyền đi rộng rãi.
Lo cho bạn gái đang ốm yếu lại gặp dịch bệnh, hơn nữa việc xét nghiệm có thể mắc sai sót, Tống Dương muốn trở lại Vũ Hán. Chàng thanh niên nhớ lại, khi còn nhỏ đã phải chứng kiến ông của mình bị ung thư, sau đó suy kiệt và qua đời mà bản thân không thể làm được gì. Anh không muốn mình phải hối tiếc như vậy thêm lần nào nữa.
Bố mẹ cũng không ngăn cản Tống Dương, chỉ dặn hãy tự chăm sóc cho bản thân. Kế đó, anh trở lại Vũ Hán được 4 ngày thì thành phố bị phong tỏa.
Ảnh: Getty
Hàng ngày chăm sóc bạn gái, Tống Dương đo thân nhiệt mỗi 2 tiếng/lần. Nhiều lần bạn gái của anh đã than "phiền phức quá" nhưng Tống Dương chỉ cười trừ: "Em cứ khỏe đi rồi anh không làm phiền em nữa".
Nhưng đến ngày 28/1, chính bản thân anh lại cảm thấy đau đầu và thân nhiệt cao bất thường. Ngày hôm sau vẫn không thuyên giảm, anh biết có điều gì đó không ổn.
Từng đánh mất ý chí khi chiến đấu với virus corona
Tống Dương đến bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho thấy phổi bên phải đã có những vệt trắng. Lúc ấy, khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Nhân dân quận Hoàng Hoa không còn chỗ trống. Tống Dương được đề nghị đến Bệnh viện Trung Y của quận. Nhưng ngay cả ở đây, anh đứng xếp hàng từ tờ mờ sáng đến tận 1, 2 giờ chiều mới được khám. Cả ngày hôm ấy, từng cơn ớn lạnh khiến anh vô cùng mệt mỏi.
Khoảng 3 ngày sau, Tống Dương nhận kết quả dương tính với virus corona. Anh đã dự liệu nên khá bình tĩnh, chỉ lo cho bạn gái không được chăm sóc và bố mẹ ở nhà phải bận tâm.
Tống Dương nhớ khi đến thăm bạn gái đã đứng khá gần với một bệnh nhân viêm phổi nặng trong khu vực cách ly. Anh không rõ có phải bị lây nhiễm từ người này hay không.
Bên trong phòng điều trị tích cực của một bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: China Daily/Reuters
Ngày 7/2, hình chụp CT cho thấy phổi của anh đã nhiễm trùng nặng hơn. Nhiều lúc lồng ngực đau nhói, tưởng chừng không thở được. Anh ho có đờm, tình trạng cũng khá đáng ngại dù không nguy hiểm đến tính mạng.
Trong những ngày sức khỏe suy yếu, Tống Dương muốn quay một video nói lời từ biệt với bạn gái, và xin lỗi vì không thể báo đáp bố mẹ. Tuy nhiên anh nhận thấy tình trạng của mình vẫn đỡ hơn so với rất nhiều bệnh nhân xung quanh, nên không thể dễ dàng bỏ cuộc.
Sáng sớm ngày 12/2, bệnh viện chuyển Tống Dương và những ca viêm phổi nhẹ đến Trung tâm thể thao quận Kiều Khẩu - được cải tổ trong một tuần để biến thành bệnh viện dã chiến.
Tiếng kèn harmonica và tình cảm chân thành giữa các bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến
Điều kiện ở bệnh viện dã chiến dĩ nhiên không tốt như phòng điều trị thông thường. Vì vậy, mọi người đều bỡ ngỡ với môi trường mới. Khoảng 200 giường bệnh cũng được xếp vào không gian hạn chế, dựng vách ngăn đơn giản.
Dù mọi thứ khá hỗn loạn nhưng Tống Dương không than phiền. "Giống như trên chiến trường, ai bị trúng đạn sẽ được ưu tiên chạy chữa. Còn những người lính bị thương nhẹ phải tự sơ cứu, băng bó cho bản thân mình. Ở bệnh viện này, chúng tôi chính là những người lính vẫn có khả năng tự chữa lành" - cựu quân nhân chia sẻ.
Bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, nơi Tống Dương điều trị.
Những Dịch thuật miền trung tại Huế Blog ngày ở bệnh viện dã chiến giống như lúc sinh hoạt tập thể trong quân ngũ, vì vậy Tống Dương đã lấy cây kèn harmonica luôn mang bên mình ra thổi. Mỗi khi tiếng kèn vang lên, bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt ở bệnh viện bỗng nhiên chùng xuống. "Tôi không thể nào diễn tả hết cảm xúc khi nghe tiếng kèn harmonica, nó quá đẹp đẽ và ăn sâu vào trái tim của mọi người" - Tống Dương nói.
Nhìn thấy nét mặt các bệnh nhân xung quanh như dịu đi khi tiếng kèn vang lên, Tống Dương càng muốn mang âm nhạc của mình truyền động lực cho mọi người, giúp họ chiến thắng virus.
"Bản nhạc của anh ấy quá đẹp và khiến người khác rung động. Nó giúp chúng tôi quên đi được nỗi đau của bệnh tật và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn"
- một bệnh nhân chia sẻ.
Giữa dịch bệnh, nỗi sợ hãi cũng lan truyền nhanh như virus. Và ở bệnh viện dã chiến - nơi không gian riêng tư là điều xa xỉ, rất dễ nhận ra sự lo lắng hiện lên trên từng khuôn mặt mỗi người.
Một bệnh nhân bật khóc, lo lắng cho người chồng vẫn nằm trong phòng điều trị tích cực, còn đứa con phải tự mình sắp xếp mọi việc... Một người khác cả ngày cứ vặn bàn tay, ánh mắt vô vọng. Ông của chị đã hơn 80 tuổi, đang ở nhà một mình không ai chăm sóc. Chị lo lắng không biết ông có ăn được, ngủ được hay không.
Thỉnh thoảng, những y tá cũng âm thầm lau nước mắt, có lẽ họ nhớ nhà vì từ tỉnh Chiết Giang, lặn lội hơn 700 km đến đây tiếp sức cho Vũ Hán.
Có rất nhiều khung cảnh đau lòng mà Tống Dương nhìn thấy mỗi ngày. "Cuối cùng, nỗi lo lắng sẽ biến thành sợ hãi, và sợ hãi sẽ lan truyền. Khi đó, chúng ta sẽ không bao giờ chiến thắng được dịch bệnh này" - anh nghĩ.
Vì vậy Tống Dương luôn dùng tiếng kèn harmonica để chữa lành vết thương tinh thần của bản thân và mọi người xung quanh. Đáp lại, các bệnh nhân ngày càng thân thiết hơn.
Mỗi khi tiếng kèn harmonica của Tống Dương vang lên, bầu không khí căng thẳng ở bệnh viện như chùng xuống.
Đã có những lúc nhịp tim tăng nhanh khiến Tống Dương đau nhói ngực, ngay lập tức anh được những người "hàng xóm" qua động viên, hỏi han.
"Dù chẳng ai muốn ở đây nhưng khi đã ở trong trận chiến này mới biết tình người cao đẹp như thế nào"
- anh khẳng định.
Hiện giờ Tống Dương chỉ có thể gặp người yêu thông qua video chat. Tuy nhiên, điều anh muốn làm nhất sau khi xuất viện không phải là tìm cô ấy, mà là đi đăng ký hiến huyết tương để giúp điều trị cho những ca bệnh nghiêm trọng hơn.
Không chỉ có tiếng kèn harmonica, Tống Dương nghĩ rằng việc hiến huyết tương sẽ là điều ý nghĩa nhất anh làm được trong chuyến trở lại Vũ Hán lần này.
* Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 tại đây.
(Theo Sina)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét