Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Lệnh ngừng bắn ở Idlib chốt xong: Nga-Thổ-Syria "mỉm cười" chiến thắng, vậy ai là "kẻ thua cuộc" bẽ bàng?

Trong cuộc gặp rất được mong chờ hôm 5/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhất trí thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib, bắt đầu có hiệu lực vào nửa đêm ngày 6/3.

Thỏa thuận có ba nội dung chính:

Thứ nhất: Ngừng tất cả các hoạt động quân sự dọc theo đường liên lạc trong khu vực giảm leo thang Idlib bắt đầu từ 00h01 ngày 6/3/2020.

Thứ hai: Một hành lang an ninh 6 km sẽ được thiết lập ở hai bên đường cao tốc M4. Các quy tắc cụ thể cho hoạt động của hành lang an ninh sẽ được thống nhất giữa bộ quốc phòng hai nước trong vòng 7 ngày.

Thứ ba: Bắt đầu từ 15/3/2020, kế hoạch tuần tra chung giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ thực hiện dọc theo đường cao tốc M4 từ khu định cư Trumba (cách 2 km về phía Tây Saraqeb) đến khu định cư Ain al-Havr.

Ryan Bohl, nhà phân tích Trung Đông và Bắc Phi tại công ty tình báo Stratfor cho biết, thỏa thuận nói trên đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ chấp phiên dịch nhận lợi ích lãnh thổ của Chính phủ Syria ở Idlib là vĩnh viễn.

"Nhìn chung, Ankara đang chấp nhận một vùng ảnh hưởng nhỏ hơn ở Idlib để có thể đi đúng hướng với tiến trình giảm leo thang với Nga, Syria và Iran", ông nói với Arab News.

Với thỏa thuận nói trên, giới phân tích đã chỉ ra người thắng và bên thua cuộc trong cuộc đụng độ ở Idlib, Syria.

Người chiến thắng

Theo Middle East Eye, bên hưởng lợi đầu tiên đến từ thỏa thuận là lực lượng Chính phủ Syria. Trong những ngày qua, nhiều phần lãnh thổ do phiến quân nắm giữ đã được chuyển sang cho lực lượng của chính quyền Assad.

Nếu tiếp tục cuộc chiến ở Idlib như những ngày qua, một chiến thắng dành cho Damascus được coi là mục tiêu khá khó khăn, đặc biệt khi lực lượng còn non kinh nghiệm của Syria phải đối mặt với đội quân lão luyện được hỗ trợ bởi pháo binh và máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chỉ trong 72 giờ qua, đã có nhiều xe tăng của quân đội Syria bị phá hủy, ba máy bay chiến đấu bị bắn hạ, với ước tính số binh sĩ thiệt mạng, bị thương và bị bắt là 2.000.

Sẽ rất khó khăn cho lực lượng quân Chính phủ theo kịp nhịp độ cuộc chiến, đặc biệt khi họ không còn nhân lực để tiến hành các cuộc tấn công đồng loạt ở nhiều nơi như trước đây. Bởi vậy một bước nghỉ lúc này là hợp lý.

Người chiến thắng thứ hai ở đây là Nga. Chấm dứt chiến sự mang lại cho quân đội Syria chính xác những gì Moscow cần, một cơ hội để ngừng thương vong hơn nữa. Thêm vào đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến gần hơn đến một cuộc xung đột và cả hai đều muốn tránh điều này.

Trên chiến trường, các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ với tên lửa vác vai sẽ không thể biết được chiếc máy bay trên bầu trời kia chở theo phi công Syria hay Nga. Nếu bắn hạ một máy bay Nga, phản ứng từ Moscow sẽ là rất tồi tệ.

Một kịch bản như vậy là khó có thể tránh khỏi. Bởi vậy, dừng lại các hoạt động quân sự là điều nên làm. Điều này không chỉ giúp Nga tái định vị chính mình mà còn giữ mối quan hệ êm ả với Ankara sau này.

Hơn tất cả, Nga rất quan tâm đến việc duy trì dự án đường ống dẫn khí trị giá hàng tỷ USD vừa hoàn thành, đưa khí đốt của Nga dọc theo biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ và tới châu Âu.

Lệnh ngừng bắn ở Idlib chốt xong: Nga-Thổ-Syria mỉm cười chiến thắng, vậy ai là kẻ thua cuộc bẽ bàng? - Ảnh 2.

Phiến quân Idlib là bên thiệt thòi nhất sau thỏa thuận ngừng bắn.

Người chiến thắng tiếp theo chắc chắn là Thổ Nhĩ Kỳ. Ngừng bắn giúp Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ binh sĩ của mình. Đã có ít nhất 35 binh sĩ thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở Idlib.

Ngoài ra, Ankara cũng có thể bảo vệ mối quan hệ với Moscow, không chỉ đảm bảo lợi ích trong thỏa thuận đường ống dẫn khí mà đảm bảo thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 sẽ trơn tru.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần đến cố vấn, đào tạo và phụ tùng của Nga để S-400 hoạt động. Nga nhiều lần báo hiệu sẽ ngừng cung cấp sự hỗ trợ đó trong trường hợp lực lượng hai bên nổ súng vào nhau.

Ngoài ra, thỏa thuận ngừng bắn cũng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội đưa người tị nạn Syria trở về. Đó sẽ được coi là một chiến thắng lớn cho Tổng thống Erdogan trong nước.

Bên thua cuộc

Chắc chắn bên thua cuộc lớn nhất ở đây là phiến quân đối lập. Các chiến binh này biết rõ rằng biết thỏa thuận ngừng bắn sẽ không thể khiến cho Tổng thống Assad ngừng lại mục tiêu giành quyền kiểm soát chính đáng đối với Idlib.

Một thỏa thuận gác súng tạm thời như vậy sẽ giúp cho lực lượng Damascus có cơ hội củng cố lại sức mạnh của mình, trong khi phiến quân rõ ràng đang bị bỏ rơi.

Điều này đồng nghĩa với việc các cuộc tấn công của quân Chính phủ trong tương lai sẽ khó khăn hơn rất nhiều đối với phiến quân.

Nói với Arab News, nhà phân tích Daniel Makki tin rằng trong thời gian sắp tới sẽ không có một cuộc tấn công nghiêm trọng nào ở Idlib, bởi vì Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tập trung vào việc duy trì thỏa thuận này.

"Nhưng về lâu dài sẽ khó ngăn được cuộc chiến", ông nói với Arab News. "Đây sẽ là lệnh ngừng bắn thứ 14 được tuyên bố tại Idlib kể từ năm 2018".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét